Đêm Noel của cô bé bán hủ tiếu
Wed Nov 28, 2012 7:51 am
Cái lạnh từ đâu không biết lại tràn về như muốn ôm trọn đất Sài Thành rộng lớn nhưng cái lạnh đó chẳng là gì khi phố xá được trang hoàng lộng lẫy bởi những ánh đèn, những dàn điện nhấp nháy. Chưa bao giờ em thấy Sài Gòn đẹp như vậy nhưng dường như điều đó chẳng thể làm khác đi nỗi lòng em.
Em qua giáo đường
No-el lấp lánh
Lòng em thêm lạnh
Hỏi chúa nơi nào?
Hai chiếc muỗng trên tay em lại va vào nhau đều nhịp như đôi chân đang thoăn thoắt trên đường. Ngoài kia từng dòng xe lại qua, thoảng trong tiếng xe, tiếng còi, tiếng lách cách từ đôi bàn tay, em vẫn nghe rõ tiếng cười và những gương mặt ngập tràn hạnh phúc. Bước chân em chậm dần mà em không hiểu vì sao? Tiếng cười ấy, gương mặt ấy là một trong những điều em đã đánh mất từ lâu lắm rồi!
Trước khi đặt chân đến Sài Gòn thì từ "No-el" dường như chưa bao giờ em nghe đến. Mà có nghe đến em cũng không bao giờ nhớ được, nó là một cái gì đó quá cao, quá xa như những vì sao trên trời vậy. Giờ đây, em cũng hiểu qua những lời kể của bác Tư lao công đầu ngõ. Bác kể về ông già tuyết trên cỗ xe tuần lộc với những món quà, về chuyện những chiếc tất trong trên đầu giường, về thời khắc Chúa giáng sinh. Em đã tin, vào Giáng sinh năm ngoái, em ước có một chiếc cặp cho đứa em gái nhỏ. Rồi ước mơ đó cũng tan đi cũng với niềm tin về một miền cổ tích. Từ đó, em không bao giờ nghe bác Tư kể chuyện nữa…
Đời người ai cũng có những khát khao
Em cũng vậy, nhưng chẳng còn mơ ước.
Mười ba tuổi, giữa dòng đời xuôi ngược
Có ước mơ nào toả sáng trong em?
Bước chân em dần qua phố, rồi rẽ vào một ngã nhỏ. Em bàng hoàng khi thấy ông già No-el bước ra từ một chiếc xe. Ông vào ngôi nhà và tặng cho cậu bé một món quà trong tiếng cười và niềm hạnh phúc. Em nhìn ông, thật lâu, rồi bỏ đi. Em hiểu ông sẽ chẳng bao giờ tặng quà cho em. Em tự nói với mình: "Mình không còn nhỏ nữa..."
Vâng, em không còn nhỏ nữa, không thể nào nhỏ nữa khi mẹ từng ngày đối diện với những cơn họ sặc sụa, còn đứa em duy nhất thì còi cọc và khóc thét khi thấy một cô bé cầm trên tay con búp bê nhỏ.
Bước chân em qua một quán ăn, rất nhiều thanh niên đang vui vẻ nâng ly chúc mừng giáng sinh, gần như không nghe thấy tiếng lách cách leng keng từ đôi bàn tay em. Rồi em đi xa hơn, một ngôi chùa đã đóng cửa, lê lếch bên trong là vài con nghiện đang đê mê bên làn khói trắng để mặc đôi tay em đang dần rũ rượi. Nhưng em giật mình khi nghe tiếng hét từ ngôi nhà phía trước vọng ra: "Đừng có gõ nữa, ồn ào quá, nhức cả đầu!"
... Em đứng lại tại một ngã ba, đôi chân đã quá mỏi khi qua lại những con đường. Em đứng đó, vẫn lách cách đều nhịp còn đôi mắt thì hướng về những chiếc xe, những dòng người lại qua...
Dòng người đông, còn em cứ buồn thêm
Khi hũ tiếu vẫn nguyên nồi ấm nóng.
Than vẫn hồng mà lòng em lạnh cóng
Chốc nữa thôi, người ta lại mắng em!
Em không thể nghĩ được gì, em phải đi, đi đến những nơi có nhiều người lại qua hơn. Em phải bán hết nồi hũ tiếu. Những ánh đèn nhấp nháy trước mắt em như biến mất, những giàn đèn trang nhã trước cổng nhà thờ cũng mờ đi. Trong mắt em, trong tai em là những lời mắng…Trên tay em vết bầm hôm trước vẫn còn, trong tim em những lời đay nghiến và cảm giác tủi lòng còn tồn tại mãi.
"Chúa ơi..."… Tiếng nấc tan vào đêm hay tan vào bước chân, tiếng cười nói của những người qua đường. Dường như, những ngày vui vẻ như thế này chẳng còn ai nghĩ đến món hũ tiếu của em nữa, họ đang vội về nhà, đang muốn cùng những người thân yêu trong những quán ăn sang trọng. Em... em cũng muốn về nhà nhưng có được không?
No-el nào mơ ước cũng xa xăm
Em chẳng ước, chỉ mong điều đơn giản:
"Đêm nay thôi, lòng em thêm sỏi sạn
Để chẳng buồn, chẳng khóc, chẳng thở than!"
Bước chân em yếu dần khi dòng người thưa thớt rồi không còn ai, em đẩy xe hủ tiếu trở về. Và như thường ngày em lại gặp bác Tư bắt đầu một ngày làm việc mới. Bác gửi cho em một gói xôi nhỏ, em cười, ấm cả đôi chân...
Hủ tiếu gõ: Một món ăn về chiều và đêm của Sài Gòn, thường được bán trên những chiếc xe. Một người bán, một người đi gõ bằng hai chiếc muỗng hoặc hai thanh sắt thay cho lời mời. Ai gọi thì bưng đến cho họ.
nguồn tapchimebe.com/forum.
Em qua giáo đường
No-el lấp lánh
Lòng em thêm lạnh
Hỏi chúa nơi nào?
Hai chiếc muỗng trên tay em lại va vào nhau đều nhịp như đôi chân đang thoăn thoắt trên đường. Ngoài kia từng dòng xe lại qua, thoảng trong tiếng xe, tiếng còi, tiếng lách cách từ đôi bàn tay, em vẫn nghe rõ tiếng cười và những gương mặt ngập tràn hạnh phúc. Bước chân em chậm dần mà em không hiểu vì sao? Tiếng cười ấy, gương mặt ấy là một trong những điều em đã đánh mất từ lâu lắm rồi!
Trước khi đặt chân đến Sài Gòn thì từ "No-el" dường như chưa bao giờ em nghe đến. Mà có nghe đến em cũng không bao giờ nhớ được, nó là một cái gì đó quá cao, quá xa như những vì sao trên trời vậy. Giờ đây, em cũng hiểu qua những lời kể của bác Tư lao công đầu ngõ. Bác kể về ông già tuyết trên cỗ xe tuần lộc với những món quà, về chuyện những chiếc tất trong trên đầu giường, về thời khắc Chúa giáng sinh. Em đã tin, vào Giáng sinh năm ngoái, em ước có một chiếc cặp cho đứa em gái nhỏ. Rồi ước mơ đó cũng tan đi cũng với niềm tin về một miền cổ tích. Từ đó, em không bao giờ nghe bác Tư kể chuyện nữa…
Đời người ai cũng có những khát khao
Em cũng vậy, nhưng chẳng còn mơ ước.
Mười ba tuổi, giữa dòng đời xuôi ngược
Có ước mơ nào toả sáng trong em?
Bước chân em dần qua phố, rồi rẽ vào một ngã nhỏ. Em bàng hoàng khi thấy ông già No-el bước ra từ một chiếc xe. Ông vào ngôi nhà và tặng cho cậu bé một món quà trong tiếng cười và niềm hạnh phúc. Em nhìn ông, thật lâu, rồi bỏ đi. Em hiểu ông sẽ chẳng bao giờ tặng quà cho em. Em tự nói với mình: "Mình không còn nhỏ nữa..."
Vâng, em không còn nhỏ nữa, không thể nào nhỏ nữa khi mẹ từng ngày đối diện với những cơn họ sặc sụa, còn đứa em duy nhất thì còi cọc và khóc thét khi thấy một cô bé cầm trên tay con búp bê nhỏ.
Bước chân em qua một quán ăn, rất nhiều thanh niên đang vui vẻ nâng ly chúc mừng giáng sinh, gần như không nghe thấy tiếng lách cách leng keng từ đôi bàn tay em. Rồi em đi xa hơn, một ngôi chùa đã đóng cửa, lê lếch bên trong là vài con nghiện đang đê mê bên làn khói trắng để mặc đôi tay em đang dần rũ rượi. Nhưng em giật mình khi nghe tiếng hét từ ngôi nhà phía trước vọng ra: "Đừng có gõ nữa, ồn ào quá, nhức cả đầu!"
... Em đứng lại tại một ngã ba, đôi chân đã quá mỏi khi qua lại những con đường. Em đứng đó, vẫn lách cách đều nhịp còn đôi mắt thì hướng về những chiếc xe, những dòng người lại qua...
Dòng người đông, còn em cứ buồn thêm
Khi hũ tiếu vẫn nguyên nồi ấm nóng.
Than vẫn hồng mà lòng em lạnh cóng
Chốc nữa thôi, người ta lại mắng em!
Em không thể nghĩ được gì, em phải đi, đi đến những nơi có nhiều người lại qua hơn. Em phải bán hết nồi hũ tiếu. Những ánh đèn nhấp nháy trước mắt em như biến mất, những giàn đèn trang nhã trước cổng nhà thờ cũng mờ đi. Trong mắt em, trong tai em là những lời mắng…Trên tay em vết bầm hôm trước vẫn còn, trong tim em những lời đay nghiến và cảm giác tủi lòng còn tồn tại mãi.
"Chúa ơi..."… Tiếng nấc tan vào đêm hay tan vào bước chân, tiếng cười nói của những người qua đường. Dường như, những ngày vui vẻ như thế này chẳng còn ai nghĩ đến món hũ tiếu của em nữa, họ đang vội về nhà, đang muốn cùng những người thân yêu trong những quán ăn sang trọng. Em... em cũng muốn về nhà nhưng có được không?
No-el nào mơ ước cũng xa xăm
Em chẳng ước, chỉ mong điều đơn giản:
"Đêm nay thôi, lòng em thêm sỏi sạn
Để chẳng buồn, chẳng khóc, chẳng thở than!"
Bước chân em yếu dần khi dòng người thưa thớt rồi không còn ai, em đẩy xe hủ tiếu trở về. Và như thường ngày em lại gặp bác Tư bắt đầu một ngày làm việc mới. Bác gửi cho em một gói xôi nhỏ, em cười, ấm cả đôi chân...
Hủ tiếu gõ: Một món ăn về chiều và đêm của Sài Gòn, thường được bán trên những chiếc xe. Một người bán, một người đi gõ bằng hai chiếc muỗng hoặc hai thanh sắt thay cho lời mời. Ai gọi thì bưng đến cho họ.
nguồn tapchimebe.com/forum.
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết